Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 50 kết quả

"Thơ Nôm Nho tướng Ngô Phúc Lâm”

Ngày phát hành 10:53 | 7/10/2021

Lượt nghe: 1016

“Giáo tử phú” của Mạc Đĩnh Chi được coi là một trong những áng thơ Nôm cổ nhất còn lưu lại tới hôm nay. Điều đó cho thấy từ rằng ngay từ buổi ban sơ, thơ ca Quốc âm đã hướng tới việc định hình nhân cách con người từ việc gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống. Phương thức dạy con qua thơ ca Quốc âm tiếp nối qua nhiều thế hệ nhà nho thời trung đại. Ngô Phúc Lâm, một nho tướng xuất thân từ là gia tộc hiển hách đất Trảo Nha thời Lê Trung Hưng cũng có một chùm bài dạy con có nhan đề “Huấn tử thi”.

Bà Huyện Thanh Quan - Nữ thi sĩ làm thơ Nôm Đường luật hay nhất Việt Nam

Bà Huyện Thanh Quan - Nữ thi sĩ làm thơ Nôm Đường luật hay nhất Việt Nam

Ngày phát hành 15:7 | 24/3/2021

Lượt nghe: 1593

Trong bối cảnh thơ ca Quốc âm với sự xuất hiện của những truyện thơ lục bát và dần tới buổi giao thời tưởng đã tiến tới hiện đại hóa bỗng lại xuất hiện Tiếng thơ Đường luật đầy bản sắc - Bà huyện Thanh Quan. Dư âm của những “Chiều hôm nhớ nhà”, “Buổi chiều lữ thứ”, “Thăng Long thành hoài cổ”, “Chùa Trấn Bắc”, “Qua đèo Ngang” là sự tổng hòa của kết cấu, nhịp điệu, ngôn ngữ nghệ thuật – Mà ở phương diện nào, Bà huyện Thanh Quan cũng có những đóng góp độc đáo...

Bà huyện Thanh Quan - Nữ tính từ một Tiếng thơ Nôm

Bà huyện Thanh Quan - Nữ tính từ một Tiếng thơ Nôm

Ngày phát hành 11:4 | 4/3/2021

Lượt nghe: 1343

Sáng tác thơ Đường luật bằng chữ Hán lâu nay vẫn mang đặc tính nặng nề, cổ kính, xa lạ với người bình dân. Khi viết bằng chữ Nôm, thơ Đường luật với cách gieo vần gieo chữ nghiêm cẩn cũng khó tìm được sự đồng điệu với ngôn từ đề cao sự thuần phác, nguyên sơ, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Thế nhưng, thơ Nôm Đường luật của Bà huyện Thanh Quan lại dung hòa được hai yếu tố khó đội trời chung là niêm luật thơ Đường và ngôn ngữ Quốc âm. Chỉ có thể giải thích rằng chính giọng thơ nữ tính, nhuần nhị, mang mang niềm hoài cổ của nữ sĩ đã thổi hồn cho những áng thơ Nôm Đường luật đầy cốt cách còn ngân vang cho tới hôm nay...

Cảm hứng thiên nhiên trong thơ Nôm Ức Trai

Cảm hứng thiên nhiên trong thơ Nôm Ức Trai

Ngày phát hành 0:0 | 4/3/2020

Lượt nghe: 786

Cảm hứng về thiên nhiên, tạo vật trở đi trở lại trong nhiều sáng tác của Nguyễn Trãi nhưng hiếm thấy sự nhàm chán, lặp lại. Chính là vì tâm hồn dễ rung động của nhà thơ phát hiện từ tạo hóa những điều vi diệu. Người đời sau đọc lại thơ Nôm Ức Trai đều ấn tượng với nguồn thi cảm ấy trong thơ ông...(Tìm trong kho báu phát 5/3/2020)

Cảm thức Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Cảm thức Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 24/6/2020

Lượt nghe: 1029

Cảm thức Thiền đã từng in đậm trong thơ Nôm thời Lý – Trần qua các áng thơ của Thiền sư Huyền Quang hay vua Trần Nhân Tông và hội Tao Đàn. Đến thế kỷ 16, cùng với sự tịnh tiến gần hơn với đời sống, cảm thức Thiền cũng có sự hài hòa, nhập thế. Chất Thiền trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm biểu hiện qua mối giao cảm với thiên nhiên, tạo vật, ngầm chứa những triết lý sâu sắc về cuộc đời

Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Ngày phát hành 15:5 | 7/4/2021

Lượt nghe: 1016

Như chúng ta đã biết, nhà thơ Nguyễn Khuyến sinh ra ở quê ngoại, vùng đồng chiêm trũng Bắc bộ. Dễ hiểu khi quê hương làng cảnh, những câu chuyện, lý lối, khẩu ngữ dân gian của quê ngoại ăn sâu vào trong tiềm thức, phát lộ trong sáng tác của cụ. Đó cũng là điều mà chương trình nhận ra khi khảo sát về chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến.

Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Trãi

Chất dân gian trong thơ Nôm Nguyễn Trãi

Ngày phát hành 0:0 | 5/2/2020

Lượt nghe: 1055

Sau thời kỳ các bài phú Nôm ra đời rồi do loạn lạc, giặc giã mà mất mát ít nhiều, đến thế kỷ 15, Nguyễn Trãi là người chính thức đưa chữ Nôm lên một tầm cao, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của tiếng Việt. Ông được công nhận là tên tuổi sáng giá nhất của dòng thơ Nôm. Nếu “Bình Ngô đại cáo” được xem như một áng Thiên cổ hùng văn thể hiện khí phách dân tộc, tập thơ chữ Hán “Ức Trai thi tập” mỗi bài thơ trong đó là một mảnh hồn Ức Trai thì “Quốc âm thi tập” thấm đẫm chất dân gian...(Tìm trong kho báu phát 5/2/2020)

Chất nhà nho tài tử trong dòng thơ Nôm

Chất nhà nho tài tử trong dòng thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 28/10/2020

Lượt nghe: 1411

Cùng với sự phát triển trong tư duy, nhận thức và quan niệm nghệ thuật, những bổn phận của con người chức năng, đạo nghĩa quân – thần của các Nhà Nho càng ngày càng có sự tiếp biến, mềm mại. Đó cũng là lý do chất Nhà Nho tài tử của các tác giả thơ Nôm thể hiện qua sự bộc lộ con người và những cá tính bản thân đến thế kỷ 18, 19 đậm nét hơn những thế kỷ trước. Tuy vậy, những tác gia lớn, dù làm quan và sáng tác trong thời kỳ nào, vẫn có những phương cách để bộc lộ toàn vẹn, đầy thuyết phục chất Nhà Nho tài tử...

Chất trữ tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Chất trữ tình trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương

Ngày phát hành 0:0 | 21/10/2020

Lượt nghe: 1367

Như chúng ta đã biết, năm 1964, Giáo sư Trần Thanh Mại đã phát hiện và công bố tập “Lưu hương ký” gồm 24 bài thơ chữ Hán và 28 bài thơ chữ Nôm của nữ sĩ Hồ Xuân Hương do bạn thơ Tốn Phong thị viết tựa. Đáng nói là ngôn từ, tâm sự các bài thơ Nôm trong tập thơ này đậm chất trữ tình, khác với hình dung về một tài nữ đáo để, sắc sảo trong hầu hết thơ Nôm truyền tụng. Nói như vậy không có nghĩa là mảng thơ Nôm Hồ Xuân Hương truyền khẩu trong dân gian hoàn toàn là tinh nghịch, giễu nhại...

Dấu ấn tác giả Nữ trong dòng thơ Nôm

Dấu ấn tác giả Nữ trong dòng thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 8/7/2020

Lượt nghe: 1311

Trong thời Phong kiến, văn chương và khoa cử vốn được xem là nơi thi thố, so thứ bậc thông hiểu chữ nghĩa thánh hiền. Thật khó để phụ nữ, vốn bị ám định khó làm nên việc lớn chen chân vào chốn xướng họa, công danh. Thế nhưng, lịch sử đã ghi nhận sự xuất hiện và khẳng định tài năng thơ phú viết bằng cả chữ Hán lẫn chữ Nôm của các nữ tác giả...

Đoàn Thị Điểm - Tài nữ trong dòng thơ Nôm

Đoàn Thị Điểm - Tài nữ trong dòng thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 23/7/2020

Lượt nghe: 950

Ở thế kỷ 18, cùng với nền nữ học được quan tâm và chú trọng, đã xuất hiện các tác giả nữ chứng tỏ được tài năng trong sáng tác và xướng họa thơ phú. Đoàn Thị Điểm là một trong những tài nữ như thế. “Chinh phụ ngâm” đã khẳng định vai trò của Hồng Hà nữ sĩ trong việc đưa tác phẩm này trở thành một kiệt tác văn học còn có giá trị cho tới hôm nay...

Giá trị văn hóa truyền thống trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Giá trị văn hóa truyền thống trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến

Ngày phát hành 11:18 | 29/4/2021

Lượt nghe: 572

Các phong tục truyền thống lâu đời là biểu hiện rõ nét trong sinh hoạt văn hóa của người dân đồng bằng Bắc bộ, cụ thể hơn là vùng đồng chiêm trũng Bình Lục (Hà Nam), quê hương của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Với tình yêu sâu sắc dành cho quê hương làng cảnh, hầu hết các áng thơ Quốc âm của cụ Tam Nguyên Yên Đổ đều thấp thoáng đường nét, bối cảnh là các phong tục, tập quán nơi ông cư ngụ và gắn bó.

Hồ Xuân Hương - Nhà thơ dòng Việt - Bà chúa thơ Nôm

Hồ Xuân Hương - Nhà thơ dòng Việt -  Bà chúa thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 16/9/2020

Lượt nghe: 1481

Sống và sáng tác cùng giai đoạn với Đại thi hào Nguyễn Du, nữ sĩ Hồ Xuân Hương cũng là một phong cách thơ Nôm độc đáo. Nếu “Truyện Kiều” của Nguyễn Du được truyền khẩu rộng rãi trong dân gian thì thơ Quốc âm của Hồ Xuân Hương, những bài như Mời trầu, Tự tình, Quả mít, Bánh trôi, Con ốc nhồi, Đèo Ba Dội, Sư bị ong châm, Thiếu nữ ngủ ngày cũng được thích thú ngâm nga, truyền tụng bao đời nay. Tuy mỗi tác giả, tác phẩm có nội dung, tính chất, nghệ thuật thơ riêng biệt nhưng xét về quá trình thâm nhập vào quảng đại quần chúng, tới hôm nay có thể thấy ảnh hưởng của thơ ca Hồ Xuân Hương so với Đại thi hào Nguyễn Du cũng vững vàng ở thế một chín một mười.

Khát vọng trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao đàn

Khát vọng trong thơ Nôm Lê Thánh Tông và hội Tao đàn

Ngày phát hành 0:0 | 16/4/2020

Lượt nghe: 898

Cuối thế kỷ thứ 15, đồng hành với chữ Hán, được sử dụng như ngôn ngữ hành chính thì Tiếng Việt và chữ Nôm được coi là tiếng bản ngữ và văn tự bản sắc, dùng để giao tiếp thường nhật. Việc vua Lê Thánh Tông khi thiết triều cho phép quần thần được sử dụng tiếng Việt cho thấy nhà vua rất đề cao sự sống động, dễ hiểu của công cụ ngôn ngữ giao tiếp đang dần phổ cập trong cộng đồng. 328 bài thơ Đường luật của vua Lê và triều thần được đưa vào “Hồng Đức quốc âm thi tập” không chỉ là một kho tàng về ngôn ngữ tiếng Việt cổ mà cao hơn kết tinh tư tưởng nghệ thuật của thơ ca và khát vọng của một triều đại...(Tìm trong kho báu phát 16/04/2020)

Nét tinh nghịch trong thơ Bà chúa thơ Nôm

Nét tinh nghịch trong thơ Bà chúa thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2016

Lượt nghe: 2238

Những vần thơ hài hước, sâu cay của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương bao đời sau vẫn nhắc nhớ. Vẻ đẹp cuộc sống trong nỗi nhớ về miền Trung lam lũ, vất vả; nét đáng yêu của quê hương Kinh Bắc trên cao nguyên;dậu cúc tần dăng mắc sợi tơ hồng hay niềm thương mến: " Gió chiều nghiêng ngả tre ơi. Vì sao tóc bạc chẳng rời tóc xanh"...xao xuyến qua thơ Trần Thị Hiền,Tạ Bá Hương,Phan Văn Quang, Ngô Minh Bắc, Nguyễn Đại Nghĩa và Phí Công Hy.(Tiếng thơ 10/01/2016)

Nhà thơ - Danh sĩ Phạm Thái: "Tình lang tài hoa của cõi thơ Nôm"

Nhà thơ - Danh sĩ Phạm Thái:

Ngày phát hành 11:10 | 19/8/2021

Lượt nghe: 918

Cuối thế kỷ 18, đầu thế kỷ 19 là thời kỳ nở rộ của những truyện thơ Nôm có mô – típ tài tử - giai nhân. Đáng kể có thể nhắc tới các tác phẩm mượn tích Trung Quốc như “Truyện Kiều”, “Hoa Tiên”, “Nhị độ mai”. Ở mảng truyện thơ Nôm sáng tác, một trong những tác phẩm tiêu biểu và ra đời sớm nhất là “Sơ kính tân trang” của danh sĩ Phạm Thái. Ông cũng là tác giả của những bài phú, thơ Nôm ngẫu cảm viết bằng thể thơ Đường luật, lục bát, song thất lục bát. Căn cứ vào giá trị nội dung và nghệ thuật thơ Quốc âm của Phạm Thái, chương trình “Tìm trong kho báu” góp thêm một cách nhìn vào di sản trước tác của ông.

Nhà thơ Nguyễn Khuyến với thơ Nôm vịnh Kiều

Nhà thơ Nguyễn Khuyến với thơ Nôm vịnh Kiều

Ngày phát hành 15:8 | 19/5/2021

Lượt nghe: 553

Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay, chúng ta cùng tiếp tục lần giở các sáng tác thơ Nôm của nhà thơ Nguyễn Khuyến. Trước tiên là những vần thơ Quốc âm lấy cảm hứng từ kiệt tác “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du. Xung quanh câu chuyện cụ Tam Nguyên Yên Đổ được mời làm chánh chủ khảo cuộc thi vịnh Kiều cũng là nguyên cớ để cụ thể hiện khí chất và tài năng. Những sáng tác thơ Nôm tiêu biểu làm đậm thêm một phong cách trào phúng bậc thầy trong nền thơ ca dân tộc.

Nhà thơ Tú Xương và tấm tình trong thơ Nôm viết về vợ

Nhà thơ Tú Xương và tấm tình trong thơ Nôm viết về vợ

Ngày phát hành 16:1 | 14/7/2021

Lượt nghe: 1274

Càng đi vào các sáng tác cụ thể của nhà thơ Tú Xương, chúng ta càng nhận ra đằng sau giọng điệu bỡn cợt, giễu nhại,ngạo đời là những nỗi niềm khôn tả. Có những bài thơ Nôm tưởng trái khoáy, lạ đời nhất ngẫm ra vẫn là xuất phát từ một tấm tình đậm sâu. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay, mời Quý vị và các bạn đi vào những vang hưởng trữ tình đáng trân trọng ấy.

Những nguồn cảm hứng trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Những nguồn cảm hứng trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Ngày phát hành 14:21 | 25/2/2021

Lượt nghe: 1201

Thơ Nôm Cao Bá Quát được biết đến nhiều nhất có lẽ là bài phú về người tài tử đa cùng. Tuy vậy, nếu chỉ tìm biết về bài phú này, e rằng vẫn chưa thấy được đầy đủ phong cách sáng tác bằng Quốc âm của nhà thơ – Danh sĩ nổi tiếng đời nhà Nguyễn. Đi vào một số nguồn cảm hứng nổi bật, chương trình chỉ ra những đặc sắc trong ngôn ngữ, giọng điệu của trong thơ Nôm Cao Bá Quát

Quan điểm Phật giáo trong truyện thơ Nôm “Sãi vãi”

Quan điểm Phật giáo trong truyện thơ Nôm “Sãi vãi”

Ngày phát hành 12:59 | 18/11/2021

Lượt nghe: 1023

Với độ dài dài 340 liên (tức 640 câu), truyện thơ Nôm “Sãi vãi” được viết vào năm Canh Ngọ (1750), khi Nguyễn Cư Trinh bắt đầu nhậm chức Tuần vũ Quảng Ngãi. Thông qua cuộc đối thoại giữa hai nhân vật ông sãi và bà vãi nơi cửa Chùa, tác phẩm khuyên răn quan quân, động viên binh sĩ, phủ dụ dân miền Thượng, một cách văn trị của vị Tuần vũ mới. Cũng qua “Sãi vãi”, danh tướng Nguyễn Cư Trinh cho thấy cái nhìn đối với Phật giáo, đồng thời đề cao Nho giáo, châm biếm tà đạo, răn giới tầng lớp Nho sĩ về đạo lý “tu, tề, trị, bình” trong hoàn cảnh chế độ phong kiến ở Đàng trong đã suy vi, mục nát

Quận He - Nguyễn Hữu Cầu và giai thoại về bài thơ Nôm "Chim trong lồng"

Quận He - Nguyễn Hữu Cầu và giai thoại về bài thơ Nôm

Ngày phát hành 10:14 | 30/9/2021

Lượt nghe: 1035

Bên cạnh những tên tuổi lớn như Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều thì dòng thơ Nôm thời Lê trung hưng còn ghi nhận những tác giả như Lê Quý Đôn, Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tích, Nguyễn Hữu Cầu, các đời chúa Trịnh. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay điểm lại những phong cách, dấu ấn làm nên diện mạo của một giai đoạn lịch sử nhiều biến cố.

Soi chiếu thơ Nôm Ức Trai vào lý thuyết phê bình sinh thái hiện đại

Soi chiếu thơ Nôm Ức Trai vào lý thuyết phê bình sinh thái hiện đại

Ngày phát hành 0:0 | 1/4/2020

Lượt nghe: 581

Trong bối cảnh lý thuyết phê bình sinh thái đang được ứng dụng vào việc đọc, hiểu các tác phẩm văn học, lật lại thơ Nôm Nguyễn Trãi, ta dễ dàng nhận thấy thế giới nghệ thuật của ông tràn ngập những hình ảnh, ý tưởng về môi sinh...(Tìm trong kho báu phát 02/04/2020)

Sự dung hòa văn học chức năng và nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Du

Sự dung hòa văn học chức năng và nghệ thuật trong thơ Nôm Nguyễn Du

Ngày phát hành 0:0 | 10/9/2020

Lượt nghe: 1060

Cũng như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, những nhà nho – công thần đồng thời là nhà thơ, sự nghiệp sáng tác của Đại thi hào Nguyễn Du cũng có hai dòng văn học chức năng và văn học nghệ thuật. Nếu văn học chức năng nhằm bày tỏ tấm lòng trung hiếu, nhân nghĩa, trách nhiệm công dân với xã hội thì văn học nghệ thuật là địa hạt riêng tư và cũng vô cùng tinh túy để tác giả bộc lộ chiết xuất tài năng độc đáo. Tác giả của những tác phẩm lớn như “Truyện Kiều”, “Văn chiêu hồn” đã dung hòa được văn học chức năng và văn học nghệ thuật trong các sáng tác Quốc âm đạt tới “cảnh giới” thời đại...

Thơ Nôm Bà huyện Thanh Quan: Từ cái nhìn đối chiều với một số tác giả cùng thời

Thơ Nôm Bà huyện Thanh Quan: Từ cái nhìn đối chiều với một số tác giả cùng thời

Ngày phát hành 15:54 | 17/3/2021

Lượt nghe: 960

Tài năng của các tác giả thơ Nôm nhìn chung được đánh giá qua ảnh hưởng, sức vang vọng của tác phẩm tới hậu thế - Gần hơn nữa là đặt trong tương quan so sánh với các tác giả cùng thời. Trường hợp Bà huyện Thanh Quan có thể coi là một điển hình với phong cách sáng tác tài hoa, độc đáo. Tuy số lượng thơ Nôm truyền tụng tới nay không nhiều nhưng tài năng vượt trội, chất thơ mang đậm dấu ấn cá nhân của nữ sĩ Thanh Quan khiến bà trở thành một trong những tên tuổi hàng đầu của dòng thơ Quốc âm.

Thơ Nôm Bạch Vân cư sĩ - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Thơ Nôm Bạch Vân cư sĩ - Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 6/5/2020

Lượt nghe: 804

Nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm để lại nhiều sáng tác Hán, Nôm, như “Bạch Vân am thi tập”, “Bạch Vân quốc ngữ thi” và các tập sấm ký “Trình quốc công sấm ký” và “Trình tiên sinh quốc ngữ”. Các luận điểm triết lý của ông như tương sinh, tương khắc, biến dịch tuần hoàn, âm thịnh dương suy … đều hòa lẫn trong thơ, đặc biệt là thơ Nôm, và sấm ký. Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm giàu chất liệu hiện thực, mang tính triết lý sâu xa. Thơ ông còn truyền đạt lại cho đời sau những đạo lý đối nhân xử thế tốt đẹp của dân tộc: đạo vua tôi, đạo cha con, chồng vợ và quan hệ láng giềng, bầu bạn…(Tim trong kho báu phát 7/5/2020)

Thơ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Trãi: Những châu ngọc của thơ ca thời trung đại

Thơ Nôm của Đại thi hào Nguyễn Trãi: Những châu ngọc của thơ ca thời trung đại

Ngày phát hành 10:3 | 15/9/2022

Lượt nghe: 1203

Đại thi hào, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi là một nhà yêu nước, tác giả lớn, cây đại thụ trong trong lịch sử văn học dân tộc ta. Cống hiến của ông với đất nước được thể hiện rõ nét qua cuộc đời và di sản để lại cho hậu thế. Nhân kỷ niệm 580 năm ngày mất của Đại thi hào Nguyễn Trãi (19/09/1442-19/09/2022), chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay của Ban VHNT (VOV6) dành toàn bộ thời lượng để điểm lại những đóng góp lớn lao của ông trong sáng tác thơ ca bằng Quốc âm.

Thơ Nôm danh thần Nguyễn Văn Giai

Thơ Nôm danh thần Nguyễn Văn Giai

Ngày phát hành 10:16 | 25/11/2021

Lượt nghe: 942

Thời Lê trung hưng ghi đậm dấu ấn của nhiều danh nhân đỗ đạt cao, được phong nhiều chức tước quan trọng trong triều đình và để lại nhiều trước tác thơ ca có giá trị. Có thể kể đến Phùng Khắc Khoan, đỗ tiến sĩ đời vua Lê Thế Tông, trải qua nhiều chức vụ như Tả thị lang bộ công, Thượng thư bộ công, Thượng thư bộ hộ. Ông là con người có khát vọng hào kiệt, nổi tiếng là người có chí khí hào mại, có cống hiến trên nhiều phương diện như: quân sự, kinh tế, ngoại giao, văn học. Phùng Khắc Khoan để lại bốn tập thơ chữ Hán có giá trị. Về sáng tác thơ Nôm thời kỳ này nổi lên tài năng của Nguyễn Văn Giai. Ông thi đỗ Tam nguyên Hoàng giáp, từng giữ chức Tể tướng, tước Thái bảo, Quận công đời vua Lê Kính Tông. Nếu làm quan nổi tiếng thanh liêm thì khi sáng tác thơ Nôm, Nguyễn Văn Giai có cái cười trào tiếu và triết lý thâm thuý về mọi sự ở đời. Tuy số lượng trước tác để lại không nhiều nhưng ông cũng cho thấy một phong cách nhà nho tài tử độc đáo.

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh

Ngày phát hành 14:37 | 11/11/2021

Lượt nghe: 289

Dòng thơ Nôm của dân tộc ta đã ghi nhận nhiều tác giả tên tuổi vốn xuất thân khoa cử, ra làm quan, có những công trạng lớn lao trong kế sách củng cố vị thế của các triều đại phong kiến. Danh tướng Nguyễn Cư Trinh là một trong số đó. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay tìm về với dấu ấn cuộc đời và sáng tác của vị tướng trấn giữ biên cương từng góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các Chúa Nguyễn.

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh

Thơ Nôm Danh tướng Nguyễn Cư Trinh

Ngày phát hành 14:37 | 11/11/2021

Lượt nghe: 966

Dòng thơ Nôm của dân tộc ta đã ghi nhận nhiều tác giả tên tuổi vốn xuất thân khoa cử, ra làm quan, có những công trạng lớn lao trong kế sách củng cố vị thế của các triều đại phong kiến. Danh tướng Nguyễn Cư Trinh là một trong số đó. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay tìm về với dấu ấn cuộc đời và sáng tác của vị tướng trấn giữ biên cương từng góp phần to lớn trong công cuộc Nam tiến của các Chúa Nguyễn.

Thơ Nôm Lê Quý Đôn

Thơ Nôm Lê Quý Đôn

Ngày phát hành 9:44 | 23/9/2021

Lượt nghe: 967

Ngoài sự nghiệp chính trị, Lê Quý Đôn còn để lại cho đời sau một di sản tinh thần vô cùng quý giá, bao gồm gần 40 bộ sách mà nội dung đề cập đến hầu hết mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, triết học, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, văn học… Trong đó có nhiều bộ nổi tiếng như: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Bắc sứ thông lục, Vân đài loại ngữ, Quần thư khảo biện, Dịch kinh phu thuyết, Toàn Việt thi lục, Hoàng Việt văn hải... Tác phẩm của Lê Quý Đôn phần lớn được viết bằng chữ Hán. Ngoài ra, ông cũng sử dụng chữ Nôm để sáng tác văn học, để mô tả các giống lúa, cây cỏ hoặc diễn giải, chú thích các bộ kinh điển Nho học như Tứ thư ước giải, Thư kinh diễn nghĩa. Về sáng tác thơ ca, ông để lại tập thơ chữ Hán “Quế Đường thi tập” và một số sáng tác bằng chữ Nôm.

Thơ Nôm Nguyễn Khuyến viết về tình bạn

Thơ Nôm Nguyễn Khuyến viết về tình bạn

Ngày phát hành 8:44 | 20/4/2021

Lượt nghe: 962

Như chúng ta đã biết, kết lại bài thơ chữ Hán “Ðộc Tiểu Thanh ký”, Đại thi hào Nguyễn Du viết: “Bất tri tam bách dư niên hậu/ Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như”. Trong bài thơ “Mời trầu” của “Bà chúa thơ Nôm” Hồ Xuân Hương cũng có câu: “Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương mới quệt rồi”. Cùng thời với cụ Yên Đổ, nhà thơ Trần Tế Xương cũng “Tự vịnh: “Vị Xuyên có Tú Xương/ Dở dở lại ương ương”. Đó được coi là những sự tự xưng danh rất cá tính và độc đáo trong thơ ca trung đại. Riêng chỉ duy nhất một lần nhà thơ Nguyễn Khuyến gián tiếp nói về mình thông qua cương vị là quan triều Nguyễn trong bài “Di chúc”: “Đề vào mấy chữ trong bia/ Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu”. Tuy vậy, nói về sự tài hoa, phong phú, linh hoạt, biến báo trong sử dụng Đại từ nhân xưng, có lẽ hiếm nhà thơ trung đại và cả hiện đại nào vượt qua được cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Chúng ta cùng tìm hiểu về các Đại từ nhân xưng để làm rõ đó là một phương diện của cái tôi trữ tình trong thơ Nôm Nguyễn Khuyến. Từ đó, dẫn lối để chúng ta đi sâu vào đề tài tình bạn ghi dấu trong một số sáng tác đặc sắc

Thơ Nôm Nguyễn Trãi: Tân kỳ và cổ kính

Thơ Nôm Nguyễn Trãi: Tân kỳ và cổ kính

Ngày phát hành 0:0 | 11/3/2020

Lượt nghe: 905

Trước khi là nhà thơ, Nguyễn Trãi là một nhà Nho giàu lòng yêu nước thương dân. Thật dễ hiểu khi ông gửi gắm một cách sâu sắc, hàm súc những triết lý của con người Nho giáo trong những vần thơ Nôm. Tâm trạng trăn trở, khắc khoải trở đi trở lại trong sáng tác của Ức Trai và những sắc thái nỗi niềm ấy càng cho thấy bản lĩnh, tài năng của người thơ...(Tìm trong kho báu phát 11/03/2020)

Thơ Nôm Phật giáo thời Trần

Thơ Nôm Phật giáo thời Trần

Ngày phát hành 11:26 | 14/10/2021

Lượt nghe: 1009

Mười thế kỷ của văn học trung đại đã trải dấu ấn của nhiều đề tài, phong cách sáng tác làm nên kho báu di sản đồ sộ, đáng tự hào của dân tộc ta. Riêng với dòng thơ Nôm đã manh nha từ thời Lý rồi phát triển ở thời Trần đã ghi nhận các tác giả lớn như Phật hoàng Trần Nhân Tông, Thiền sư Huyền Quang – Lý Đạo Tái. Từ đó, hình thành nên dòng thơ Nôm của các Thiền sư, của người tu hành thông qua các bài phú, bài kệ, những bài thơ Đường luật Quốc âm. Chương trình “Tìm trong kho báu” hôm nay lật giở lại ngọn nguồn của dòng thơ Nôm thiền sư với những giá trị độc đáo.

Thơ Nôm Phật giáo triều Lê

Thơ Nôm Phật giáo triều Lê

Ngày phát hành 14:1 | 22/10/2021

Lượt nghe: 923

Sau thời thuộc Minh, Phật giáo nước ta dần dần chuyển hoá và từng bước phát triển theo chiều rộng, tông phái đứt đoạn nhưng cội rễ thêm sâu trong lòng văn hoá dân tộc. Tuy dưới triều Lê sơ, Nho giáo thịnh trị nhưng Phật giáo vẫn chiếm địa vị cao trong văn đàn. Các tác giả vẫn ưa sáng tác thơ ca mang hơi hướng nhà Phật và được công chúng đón nhận. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay phác họa về thơ Quốc âm triều Lê, đi sâu vào một tác giả tiêu biểu là Hương Hải thiền sư

Thơ Nôm Phật giáo triều Nguyễn

Thơ Nôm Phật giáo triều Nguyễn

Ngày phát hành 10:52 | 28/10/2021

Lượt nghe: 1015

Số trước của “Tìm trong kho báu” đi vào nội dung thơ Nôm Phật giáo dưới triều Lê ở nước ta, đồng thời tìm hiểu thân thế và tác phẩm của Hương Hải thiền sư – người có công phục hưng phái thiền Trúc Lâm đã có từ thời Nhà Trần. Chương trình hôm nay bên cạnh câu chuyện hàng phục yêu ma của Hương Hải thiền sư, mời Quý vị và các bạn cùng lần tìm lại di sản sáng tác Quốc âm của Chân Nguyên thiền sư và dấu ấn thơ Nôm Phật giáo triều Nguyễn

Thơ Nôm thời Hồng Đức

Thơ Nôm thời Hồng Đức

Ngày phát hành 0:0 | 8/4/2020

Lượt nghe: 670

Nửa cuối thế kỉ XV, dưới thời vua Lê Thánh Tông được xem là một trong những giai đoạn nêu cao tinh thần tự cường, tự tôn dân tộc. Chữ Nôm, một biểu hiện văn hóa tinh thần của người Việt nhờ đó được coi trọng. Sáng tác và xướng họa thơ Nôm được xem là một trong những hoạt động văn hóa sôi nổi trong cung đình thời Hồng Đức. Tất yếu là sự ra đời của Hội Tao đàn do đích thân vua Lê Thánh Tông là chủ soái, dưới trướng là 28 tên tuổi hay còn gọi là “nhị thập bát tú” gồm những quan lại, nho sĩ văn hay chữ tốt. Tuyển thơ Nôm “Hồng Đức quốc âm thi tập” được xem là những tinh hoa sáng tạo của Hội Tao đàn...(Tìm trong kho báu phát 09/04/2020)

Thơ Nôm thời Lê Trung Hưng

Thơ Nôm thời Lê Trung Hưng

Ngày phát hành 0:0 | 12/8/2020

Lượt nghe: 1061

Trong 256 năm của thời Lê trung hưng, từ năm 1533 đến năm 1789, giai đoạn tiếp theo của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê (tiếp nối nhà Lê Sơ) trong lịch sử nước ta, thơ ca Quốc âm tiếp tục phát triển, bất chấp những xung đột trong xã hội. Đặc biệt, sau cuộc chiến với nhà Mạc, đến thời kỳ vua Lê chúa Trịnh, xuất hiện những tác giả có sự đổi mới trong phương thức sáng tác thơ Nôm, để lại những di sản còn giá trị tới hôm nay

Thơ Nôm trong đời sống người Việt bình dân

Thơ Nôm trong đời sống người Việt bình dân

Ngày phát hành 0:0 | 15/1/2020

Lượt nghe: 686

Manh nha từ các bài phú Nôm của tầng lớp trên, ra đời ở thế kỷ 13, đời nhà Trần, chậm rãi, chừng mực và rồi thăng hoa, thơ Nôm bước vào đời sống người bình dân. Kể từ thời nhà Lê, dòng thơ này có những thành tựu rực rỡ, chứng tỏ được sức ảnh hưởng dài lâu trong nền văn học dân tộc...

Thơ Nôm Trương Quỳnh Như

Thơ Nôm Trương Quỳnh Như

Ngày phát hành 15:47 | 15/9/2021

Lượt nghe: 651

Các số trước của chương trình “Tìm trong kho báu” đã đi vào thế giới sáng tác Quốc âm của Nhà thơ – Danh sĩ Phạm Thái thông qua các tác phẩm tiêu biểu như truyện thơ “Sơ kính tân trang”, bài phú “Chiến tụng Tây Hồ”, bài “Văn tế Trương Quỳnh Như”. Riêng tác phẩm “Sơ kính tân trang”, nội tại có những bài thơ Nôm đối đáp, xướng họa giữa hai nhân vật chính Phạm Kim và Trương Quỳnh Thư – Lấy nguyên mẫu từ cuộc tình và sáng tác của nhà thơ Phạm Thái và Trương Quỳnh Như. Từ đây, cũng hé lộ thân thế và tài năng của một nữ tác giả trong dòng thơ Nôm. Chương trình hôm nay giải mã phần nào nội dung, phong cách sáng tác ý nhị và độc đáo ấy.

Thơ Nôm tự trào của ông Tú Thành Nam

Thơ Nôm tự trào của ông Tú Thành Nam

Ngày phát hành 10:29 | 24/6/2021

Lượt nghe: 963

Cùng với các nhà nho, các tiền bối đi trước như cụ Nguyễn Công Trứ hay cụ Nguyễn Khuyến, nhà thơ Tú Xương cũng có những trang thơ Quốc âm viết về bản thân mình. Chỉ có điều, thơ tự thuật của Tú Xương mang hơi hướng trào phúng rất đậm đặc. Cụ Tú Thành Nam dùng những hình ảnh rất đắt để vẽ nên bức chân dung tự họa bằng thơ hết sức ấn tượng. Buổi “Tìm trong kho báu” hôm nay đi sâu phân tích những hí họa ngôn từ đặc sắc ấy.

Thơ Nôm Ức Trai với thế sự, cuộc đời

Thơ Nôm Ức Trai với thế sự, cuộc đời

Ngày phát hành 0:0 | 19/2/2020

Lượt nghe: 1139

Vốn là một nhà Nho, Nguyễn Trãi đề cao việc giáo dục tinh thần nhân ái, tình yêu thương sâu nặng và bổn phận, trách nhiệm của mỗi con người đối với gia đình, xã hội, với đạo nghĩa quân – thần. Ông gửi vào những áng thơ Nôm quan niệm, lối sống đầy đạo nhân với con người, với cuộc đời...(Tìm trong kho báu phát 20/2/2020)

Thơ Nôm về đạo làm con

Thơ Nôm về đạo làm con

Ngày phát hành 0:0 | 20/8/2020

Lượt nghe: 884

Với đặc tính nhẹ nhàng, tinh tế, dễ đi vào lòng người, sâu sắc, thực tế chứ không cao vời, mô phạm như thơ chữ Hán, thơ Nôm phát huy triệt để những ưu thế để các nhà nho khuyên nhủ con cháu điều hay lẽ thiệt. Từ thế kỷ 14, đời nhà Trần đến buổi giao thời mạt Nho, thơ phú sáng tác bằng Quốc âm vẫn được các Nhà Nho tin dùng để đúc kết những kinh nghiệm, trải nghiệm về đời sống truyền gửi đến các thế hệ sau...

Thơ Nôm vịnh cảnh mùa đông

Thơ Nôm vịnh cảnh mùa đông

Ngày phát hành 15:36 | 30/12/2020

Lượt nghe: 674

Những ngày giá rét này, chúng ta cùng nghe và ngẫm lại ý tình trong những áng thơ Nôm vịnh cảnh mùa đông. Cũng từ đó để thấy rằng các thi nhân xưa không chỉ tinh tế, nhạy cảm với chuyển động của đất trời mà qua đó còn thể hiện bản lĩnh, cốt cách, gửi gắm nỗi lòng với cuộc đời, với nhân sinh...

Thơ Nôm vua chúa đời xưa

Thơ Nôm vua chúa đời xưa

Ngày phát hành 0:0 | 15/7/2020

Lượt nghe: 1171

Sử sách đã ghi nhận, ngoài vua Trần Nhân Tông, những người đứng đầu các triều đại phong kiến nước ta như vua Lê Thánh Tông hay các chúa Trịnh đều kế thừa được truyền thống sáng tác thơ ca bằng Quốc âm của các tiền nhân đi trước. Điều này cũng chứng tỏ được vị thế, khát vọng tự chủ về văn hóa, chữ viết cũng như tinh thần tự tôn dân tộc.

Tiếng cười chua cay, dữ dội trong thơ Nôm Tú Xương

Tiếng cười chua cay, dữ dội trong thơ Nôm Tú Xương

Ngày phát hành 16:22 | 26/5/2021

Lượt nghe: 614

Cùng với Nguyễn Khuyến, Tú Xương là tên tuổi sáng giá nhất trong dòng thơ Nôm trào phúng. Thế nhưng rõ ràng mỗi nhà thơ để lại những dư vị khác nhau trong sáng tác. Trong khi cụ Tam Nguyên Yên Đổ chủ trương lối thơ châm biếm nhẹ nhàng, thâm thúy đầy ngụ ý thì thơ Nôm cụ Tú Thành Nam bật lên tiếng cười chua cay, dữ dội.

Tiếng vọng từ thơ Nôm Ức Trai

Tiếng vọng từ thơ Nôm Ức Trai

Ngày phát hành 0:0 | 25/3/2020

Lượt nghe: 634

Trước Nguyễn Trãi hàng trăm năm, thơ, phú viết bằng chữ Nôm đã xuất hiện. Qua các tác phẩm còn lưu lại tới nay, có thể thấy rõ những sáng tạo vượt bậc của Ức Trai trong sáng tác thơ ca bằng Quốc âm. Nguyên cớ chính yếu khiến thơ Nôm Nguyễn Trãi có sức nặng cũng như sự vang vọng là bởi chiều sâu của tâm sự thi nhân chất chứa trong cảm xúc và ngôn từ thơ. Nguyễn Trãi cũng nói được một cách gần gũi và đi vào lòng người những trăn trở muôn đời của nhân sinh...(Tìm trong kho báu phát 26/03/2020)

Từ Truyện thơ Nôm đến thơ Nôm lục bát hiện đại

Từ Truyện thơ Nôm đến thơ Nôm lục bát hiện đại

Ngày phát hành 11:11 | 21/1/2021

Lượt nghe: 1408

Cùng với thơ Nôm Đường luật thì truyện thơ Nôm đóng vai trò quan trọng đồng hành với đời sống tinh thần người Việt ta nhiều đời nay. Truyện Nôm hướng tới tầng lớp xã hội nào, lấy cốt truyện Trung Hoa hay sáng tác, ra đời trong dân gian hay có đề tác giả thì đều hướng tới những giá trị đạo đức và ứng xử tốt đẹp, nêu cao thuần phong mỹ tục của dân tộc. Chương trình hôm nay đưa ra một số góc nhìn về sự chuyển động của truyện thơ Nôm gắn với thể thơ lục bát truyền thống...

Tuần hoàn cuộc sống trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Tuần hoàn cuộc sống trong thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm

Ngày phát hành 0:0 | 13/5/2020

Lượt nghe: 1565

Ở thời đại mà cương thường đạo lý và tiền tài, vật chất dẫu không mong muốn vẫn phải “va chạm” với nhau, Nguyễn Bỉnh Khiêm, với khí tiết của một nhà nho quân tử, vẫn muốn gìn giữ đạo làm người. Trong nhiều áng thơ Nôm, ông trình bày suy tư về thế sự, cuộc đời...(Tìm trong kho báu phát 14/05/2020)

Xu thế sáng tác ly tâm của các tác giả thơ Nôm trung đại

Xu thế sáng tác ly tâm của các tác giả thơ Nôm trung đại

Ngày phát hành 9:19 | 6/5/2021

Lượt nghe: 522

Dòng thơ Nôm trung đại nước ta ghi nhận nhiều tên tuổi với di sản thơ ca giá trị. Điểm chung của các nhà nho, các công thần đồng thời là tac gia lớn là tấm lòng với vương triều, với dân tộc. Nhưng cũng không thể không nhắc tới phẩm chất thi nhân, cá tính sáng tạo độc đáo. Vì thế, bên cạnh những áng thơ thể hiện đạo lý, đạo nghĩa, chúng ta còn thấy một hình ảnh khác, phong cách tài tử, sự tự tin vào tài năng và bản lĩnh của các thi nhân. Chương trình hôm nay tổng hợp các góc nhìn tập trung vào xu thế sáng tác ly tâm của các nhà thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tú Xương.

Xuân trong thơ Nôm

Xuân trong thơ Nôm

Ngày phát hành 0:0 | 21/1/2020

Lượt nghe: 627

Thời khắc đất trời chuyển mình, vạn vật sinh sôi, tâm hồn thi nhân đâu dễ dửng dưng. Nhắc xuân nhưng đâu chỉ để kể, tả cảnh xuân, ở nhiều áng thơ Nôm, người đọc xưa nay tìm thấy những phong vị, ẩn tình thâm sâu...(Tìm trong kho báu phát 30/01/2010)

Mã QRCODE xem trên mobile
chương trình hôm nay
08h00 - 08h30 Tìm trong kho báu
08h30 - 08h45 Sàn diễn mới
08h45 - 09h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
10h45 - 11h00 Văn nghệ thiếu nhi
13h00 - 13h30 Đọc truyện dài kỳ
18h15 - 18h30 Văn nghệ thiếu nhi
18h30 - 19h00 Tìm trong kho báu
19h00 - 19h30 Đọc truyện dài kỳ
19h30 - 20h00 Sân khấu truyền thanh
20h30 - 20h45 Sàn diễn mới
20h45 - 21h00 Tìm hiểu nghệ thuật sân khấu
21h45 - 22h00 Kể chuyện và hát ru cho bé
22h30 - 23h00 Đọc truyện đêm khuya